Da sần sùi
Vitamin C không chỉ là một dưỡng chất cần thiết mà còn đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hình thành collagen, một loại protein quan trọng trong các mô liên kết như da, tóc, xương và mạch máu. Khi thiếu hụt vitamin C, da có thể trở nên sần sùi, gây ra tình trạng được gọi là dày sừng nang lông. Tình trạng này thường xuất hiện ở các vùng da như bắp tay, đùi, hoặc mông, và là kết quả của sự tích tụ keratin trong các lỗ chân lông.
Tình trạng lông xoắn và màu đỏ quanh nang lông
Ngoài ra, thiếu vitamin C còn có thể dẫn đến tình trạng lông mọc xoắn hoặc cong bất thường, do sự phát triển không đúng cách của protein trong lông. Đây là một dấu hiệu ít được chú ý nhưng lại có thể cải thiện đáng kể khi cơ thể được bổ sung đủ vitamin C.
Thêm vào đó, các nang lông của chúng ta được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu nhỏ, khi thiếu vitamin C, các mạch máu này trở nên dễ tổn thương, dẫn đến hiện tượng xuất huyết xung quanh nang lông, gây ra các đốm đỏ trên da.
Móng tay và các biểu hiện khác
Móng tay cũng có thể là một nơi cho thấy dấu hiệu thiếu hụt vitamin C, với các biểu hiện như móng tay hình thìa hoặc xuất hiện các đốm đỏ nhỏ do hiện tượng xuất huyết dạng mảnh. Cùng với đó, thiếu vitamin C cũng có thể khiến da trở nên khô và dễ bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị nhăn và lão hóa sớm.
Vết bầm tím và quá trình lành vết thương
Cơ thể dễ bị bầm tím cũng là một dấu hiệu phổ biến của việc thiếu vitamin C, do collagen không được sản xuất đủ, làm cho mạch máu dễ bị vỡ. Việc thiếu hụt vitamin C cũng khiến quá trình lành vết thương trở nên chậm hơn, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và tái phát các vết thương cũ.
Ảnh hưởng đến xương và khớp
Xương và khớp, nơi chứa nhiều collagen, cũng không thoát khỏi tác động của việc thiếu vitamin C. Thiếu hụt dưỡng chất này có thể làm yếu xương, tăng nguy cơ gãy xương, và gây đau khớp do chảy máu trong khớp.
Ảnh hưởng đến nướu răng
Nướu răng là một khu vực dễ thấy khác của sự thiếu hụt vitamin C. Khi không có đủ dưỡng chất này, nướu sẽ trở nên mềm yếu, dễ chảy máu và viêm nhiễm, thậm chí có thể dẫn đến rụng răng.
Suy giảm hệ miễn dịch và các ảnh hưởng khác
Vitamin C cũng là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu hụt vitamin C có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, từ những bệnh nhẹ đến những bệnh nguy hiểm như viêm phổi.
Thiếu vitamin C cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt, dẫn đến thiếu máu và các triệu chứng như mệt mỏi, da xanh xao, và móng tay hình thìa. Thêm vào đó, tình trạng này còn có thể gây mệt mỏi, tâm trạng kém, và thậm chí là tăng cân bất thường.
Viêm mạn tính và mất cân bằng oxy hóa
Vitamin C còn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa viêm mạn tính, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim và tiểu đường.
Thiếu vitamin C nên ăn gì?
Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày (RDI) là 90 mg đối với nam giới và 75 mg đối với phụ nữ.
Những người hút thuốc được khuyên nên tiêu thụ thêm 35 mg mỗi ngày. Vì thuốc lá làm giảm sự hấp thụ vitamin C và làm tăng khả năng sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể.
Một số nguồn thực phẩm tốt nhất cung cấp vitamin C bao gồm:
- Cherry: 2,740% RDI.
- Ổi: 628% RDI.
- Ớt đỏ ngọt: 317% RDI.
- Quả kiwi: 273% RDI.
- Vải thiều: 226% RDI.
- Chanh: 187% RDI.
- Cam: 160% RDI.
- Dâu tây: 149% RDI.
- Đu đủ: 144% RDI.
- Bông cải xanh: 135% RDI.
- Mùi tây: 133% RDI.